Hướng dẫn làm bài văn sáng tác truyện ngắn có tác dụng giáo dục lớp 10 dưới đây mà Tophaynhat.com sẽ mang đến cho các em nhiều bài học thật bổ ích, thật hay. Hãy cùng tham khảo những truyện ngắn ý nghĩa này để có thể giúp cho các em có thêm được kiến thức thật tốt để làm bài.
Các em có biết được trong chương trình Ngữ văn lớp 10, để giúp cho các em có thể phát huy trí tưởng tượng và tính sáng tạo thì có nhiều đề bài sáng tác truyện chúng ta bắt gặp đề bài sáng tác truyện ngắn có tính giáo dục. Và đây cũng chính là dạng đề khá mới với các bạn song khi làm bài các bạn cần đảm bảo các ý như câu chuyện đó là gì, truyện có diễn biến ra sao, tính giáo dục được thể hiện ở đâu? Dưới đây là một số những bài văn mẫu cho các em tham khảo.
Nội dung bài viết
- 1 Sáng tác truyện ngắn có tác dụng giáo dục lớp 10- Bài làm 1
- 2 Sáng tác truyện ngắn có tác dụng giáo dục lớp 10- Bài làm 2
- 3 Sáng tác truyện ngắn có tác dụng giáo dục lớp 10- Bài làm 3
- 4 Sáng tác truyện ngắn có tác dụng giáo dục lớp 10- Bài làm 4
- 5 Sáng tác truyện ngắn có tác dụng giáo dục lớp 10- Bài làm 5
- 6 Sáng tác truyện ngắn có tác dụng giáo dục lớp 10- Bài làm 6
Sáng tác truyện ngắn có tác dụng giáo dục lớp 10- Bài làm 1
Ai ai cũng mong muốn có một cuộc sống yên bình và hạnh phúc, nhất là trong thời chiến người ta luôn ý thức được về điều đó. Thế nhưng khi hòa bình lập lại thì liệu mấy ai ý thức được bao thế hệ đã phải đổ máu cho cuộc sống và bao nỗi buồn đau khi chiến tranh qua đi cơ chưa.
Trong những năm tháng mưa bom bão đạn đã khơi lên trong lòng những con người trẻ tuổi, trẻ lòng tình yêu nước thiêng liêng, thêm với đó chính là sự căm thù giặc sâu sắc và sẵn sàng lên đường chiến đấu vì độc lập, tự do, hạnh phúc. Hào khí ngút trời ấy như sự trở về của hào khí Đông A rồi hội nghị Diên Hồng hay những tiếng hô vang “sát thát” thuở nào. Thực sự tất cả thời đại chống Mĩ đã được gói gọn trong hai câu thơ:
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai
Quê hương tôi được biết đến là một làng làng giàu truyền thống đánh giặc vố những chiến tích bắn tàu bay lừng lẫy cũng không nằm ngoài khí thế của thời đại. Đặc biệt hơn nữa là các nhân vật anh thanh niên tuổi mười tám đôi mươi nô cứ thậm chí là tranh giành nhau ra chiến trường, đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Hình ảnh những cô gái xinh đẹp nhưng lòng yêu nước được hun đúc mạnh mẽ đến nhường nào. Họ dường như cũng xung phong đi gánh lương thực cho các anh ở chiến trường, đi mở đường cho đoàn xe vận tải của quân ta hay nguy hiểm hơn là đi rà bom và phá bom trên những cung đường trọng điểm…
Chúng ta cũng từng được nghe câu chuyện về ba cô thanh niên Lan, Mai và Khuê có lẽ khiến mọi người suy nghĩ hơn cả. Chính ba cô gái thanh niên này thì họ dường như cũng đã sẵn sàng hi sinh tuổi trẻ và tình yêu, hạnh phúc cá nhân để vào chiến trường miền Nam ở cái độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời. Chính với bằng bàn tay khéo léo, rồi với sức trẻ và sự hi sinh, biết bao chuyến lương thực đã được chuyển tới chiến khu. Chính với sự đoàn kết và hi sinh thầm lặng như thế cuối cùng cũng được đến đáp xứng đáng. Để rồi chiến thắng Điện Biên Phủ đã dánh dấu sự độc lập, tự do và thống nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Hình ảnh các cô thanh niên xung phong năm nào lúc này đây cũng thật may mắn được trở vể với cuộc sống mà chính bàn tay mình đã chiến đấu để giành và giữ lấy. Các cô trở về làng trong sự chào đón và tung hô của nhân dân trong xóm, trong làng. Thế rồi tưởng tất cả đã được đến đáp xứng đáng, nụ cười xinh tươi đã nở trên đôi môi.
Thế nhưng, thực tế khi trở về cuộc sống thường nhật mới chính là cuộc chiến khốc liệt với các cô Lan, Mai và Khuê. Sau hơn mười năm chiến đấu và hi sinh, tuổi xuân qua đi một cách thầm lặng và cô đơn. Giờ đây thì chính các cô quá lứa nhỡ thì đâu thể tìm hạnh phúc cho cuộc đời mình được nữa, thực sự đáng thương. Chắc chắn rằng đã là một người phụ nữ, hơn ai hết họ khát khao một lần làm trọn thiên chức của một người mẹ, thiên chức một người vợ. Thế nhưng, chiến tranh đã cướp đi tất cả. Và đó chính là một phần nhỏ ở mặt trái của bức huy chương, đồng thời cũng lại là mặt sau của những chiến thắng hào hùng. Liệu mấy ai đã dũng cảm nhìn vào sự thật đó?
Khi mà đã quen với nơi chiến trường bom đạn ngút khói, những ác liệt và những hi sinh. Giờ đây khi các cô được trở về cuộc sống bình yên, liệu có dễ dàng để thích nghi và hòa nhập? Với biết bao nhiêu những kí ức ngày xưa cứ ùa về, họ như những con người ở hiện tại mà tâm hồn sống trọng ở những ngày hào hùng của dân tộc. Hay ta nhận thấy được cả những ám ảnh khiến cuộc sống của các cô đâu có bình yên như mọi người tâm niệm.
Chúng ta bất giác như nhận thấy được rằng chính với cuộc sống này phải đánh đổi biết bao nhiêu và qua câu chuyện về những cô thanh niên xung phong chắc hẳn mọi người cũng đã nhận thức phần nào về cuộc sống thực tại, về những con người trở lại sau đấu tranh. Cũng chính từ đó mà giáo dục bản thân rằng sống đồng nghĩa với việc là liên tục làm những “cuộc chiến” không ngừng với hoàn cảnh, với số phận và với chính bản thân mình, đồng thời cũng phải giáo dục bản thân về cách nhìn đời nhìn người ở bề sâu bề sau về xa nữa.
Truyện ngắn có tác dụng giáo dục
Sáng tác truyện ngắn có tác dụng giáo dục lớp 10- Bài làm 2
Gia đình là nền tảng cơ bản, cốt yếu nhất hình thành một con người toàn diện, chuẩn mực trong xã hội. Với yếu tố ấy, thì cha mẹ chính là người soi lối cho ta trưởng thành. Câu chuyện tôi kể với các bạn sau đây là câu chuyện về cuộc đời tôi, về tình cảm muộn màng của tôi dành cho người cha của mình. Nó là bài học xương máu, thấm đẫm vô cùng mà tôi luôn khắc cốt ghi tâm trên con đường tương lai của mình. Máu mủ là cha, một ngày làm cha, mãi mãi là cha; dù có ra sao, người sinh ra ta, trách nhiệm, bổn phận của ta là kính trọng hết mực!
Miền quê biển đầy nắng gió ngày ấy còn nghèo đói lắm. Lọt lòng mẹ đến khi chập chững biết đi, trong trí nhớ mập mờ của tôi ngày ấy, chúng tôi ở trong ngôi nhà cũ nhờ mua lại của người quen. Cái nghèo đói những ngày ấy thật là khó tả hết. Bắt đầu lên ba, bố tôi phải lên đường đi làm ăn xa nuôi cả nhà. Tôi lớn lên trong vòng tay của mẹ từ ngày ấy. Nhìn những đứa bạn thoả thích vui chơi, tôi thích lắm. Ước gì mình cũng có đồ chơi như các bạn nhỉ… Suy nghĩ lúc nào cũng hiện lên trong tôi. Ngày ấy làm sao tôi nhận thức được hoàn cảnh nhà mình. Thi thoảng tôi lại níu vào lòng mẹ, vòi món đồ chơi này kia. Mẹ tôi chỉ biết hứa sẽ mua cho tôi dịp khác. Mải chơi tôi lại quên ngay. Cứ cuối tháng về, bố lại mua một món đồ chơi cho tôi. Khi thì là súng nhựa, khi thì là ô tô,… Tôi không thể nào nhớ được mỗi lần được bố mua đồ chơi, tôi đã vui ra sao, tôi ôm bố như thế nào. Lớn thêm chút nữa, tôi dần quen với sự dạy dỗ của mẹ. Còn bố tôi thì vẫn làm ăn xa…
Bảy, tám năm trôi qua. Nhờ học tập chăm chỉ, tôi được tuyển thẳng vào trường năng khiếu của huyện. Ngày nhận được giấy báo, tôi nhảy cẫng lên trong sung sướng. Mẹ tôi cũng thế. Tôi bắt đầu dần chuẩn bị cho hành trình xa nhà đầu tiên của mình bằng sự háo hức của cậu học sinh bắt đầu vào cấp hai. Nhà tôi ở cuối huyện, là xã xa trường nhất. Việc đi học của tôi trông chờ vào những chuyến xe từ xã. Đúng năm ấy mẹ tôi sinh em gái. Vậy là bao nhiêu công việc lo toan vất vả đổ lên mẹ con tôi. Bố tôi vẫn đang làm xa mà! Tôi bắt đầu thấy thiệt thòi cho bản thân mình. Bởi vì mỗi tuần lên trường học, các bạn ở cùng có bố mẹ đưa đón. Còn tôi thì chưa một lần. Những lần sốt ở kí túc trường, tôi mong ước lắm bàn tay mẹ tôi chăm sóc. Nhưng mẹ còn đang phải chăm em bé cơ mà! Tôi lại tự nhủ với bản thân và tự mình làm tất cả. Những ngày mưa đi về đến nhà, vì bến xe cách nhà tôi rất xa, mẹ phải chăm em nên tôi phải đi bộ. Mỗi tuần, thành thông lệ. Có những lần mưa ướt, vừa về đến nhà tôi oà lên khóc. Tôi vừa khóc vừa liên tiếp hoài nghi mẹ về sự chăm sóc của bố với mẹ con tôi. Tủi thân có, thất vọng có. Tôi bắt đầu thèm một lần được bố đưa đón đến trường, được bố chăm sóc. Từ ngày tấm bé, đã bao giờ tôi được bố bên cạnh lâu đâu! Dần dần, tôi có những cái nhìn khác về bố.
Chiều hôm ấy tôi vừa về đến nhà, bố cũng đã ở nhà từ lúc nào. Bất giác tôi oà lên khóc nức nở:
– Tại sao khi mà khó khăn nhất, bố ở đâu? Mẹ phải chăm em, con một mình đi học về, bố ở đâu?
Những lúc con ốm cần bố thì bố làm gì?
Tôi gằn giọng hỏi bố tôi liên tiếp những câu hỏi trong tiếng khóc. Bố tôi sững sờ. Có lẽ chưa bao giờ bố thấy tôi như thế. Trong thoáng chốc bố cúi mặt xuống. Hai mắt bố nheo lại như sắp khóc. Em tôi nghe thấy tiếng nói to vì thế mà khóc ré lên. Mẹ tôi quát tôi, tôi cũng chẳng buồn quan tâm. Trong đầu tôi lúc này tất cả là chất vấn bố tôi, về sự chăm sóc của bố đến gia đình. Căn nhà sao hôm nay không khí căng thẳng đến thế. Sự bất ngờ thấy rõ ở khuôn mặt đã điểm nết nhăn vì lao động vất vả. Bố lại gần tôi, dang tay đương ôm tôi vào lòng. Đôi bàn tay của một người bố đã phải lao động cực nhọc vì tôi. Tôi giẫy bố ra một cách lạnh lùng, mặc cho bố lắp bắp vài câu giải thích với tôi. Chạy một mạch lên phòng, tôi chỉ biết vùi mình vào góc giường rồi khóc. Tôi khóc vì tủi thân, vì tự thấy thiệt thòi. Tôi đã ước tôi có một người bố tốt hơn như thế…
Tôi dám chắc rằng đó chính là suy nghĩ ngu dốt nhất cuộc đời tôi, dù khi ấy tôi còn là cậu học sinh lớp sáu thôi. Sau ngày hôm ấy, tôi lên trường học mà không nói một lời nào. Một tuần học nữa trôi qua, tôi lết chậm như người bị gãy chân ra khỏi cổng trường để bắt xe về nhà. Bỗng dưng tôi giật mình khi thấy bóng dáng một người đàn ông dáng hình vạm vỡ xa kia. Đúng là bố tôi rồi!!
– Bố đến đón con đây. Về nhà ăn cơm thôi nào.
Tôi khá bất ngờ với sự xuất hiện của bố bởi lần đầu bố đến đón tôi. Với người bố đã dành hết thời gian làm lụng xa nhà, thì việc đón con là điều hết sức xa xỉ. Điều ấy ai cũng biết. Riêng kẻ ngu ngơ như tôi ngày ấy thì không! Đường về nhà sao hôm nay xa quá. Bố bận lái xe cũng chẳng nói lời nào với tôi. Dùng cơm xong mẹ đưa em đi ngủ. Chỉ có tôi với bố ngồi lại với nhau. Thật sự điều bố làm hôm nay vô cùng bất ngờ với tôi. Thì ra bố đã xin nghỉ làm để ở nhà chăm sóc mẹ con tôi. Chính bố đã nấu bữa cơm hôm nay luôn. Cứ bất ngờ này nối tiếp bất ngờ khác. Im lặng hồi lâu, bố cất giọng ấm áp:
– Từ ngày con tấm bé, bố phải lận lội đi làm ăn xa. Chưa có lúc nào bố thật sự có thể chăm sóc mẹ con con. Bố thấy có lỗi rất nhiều. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình nhà mình còn khó khăn, nếu cứ ở nhà thì mãi mãi chúng ta không thể thoát khỏi cái nghèo. Thực ra bố luôn khao khát được trở về, ngày ngày chăm sóc mẹ con con. Có ai mà lại muốn xa gia đình không chứ.
Bố lại gần, ôm tôi vào lòng. Sao giờ đây tôi thấy thân quen đến lạ. Có phải là cảm giác ngày bé bố vẫn hay ôm tôi mà tôi vẫn thường mang máng nhớ đấy chăng?!
– Bố mong con hãy thông cảm cho bố. Bố sẽ cố gắng hết sức để có thể chăm sóc, bù đắp lại những gì bố đã thiếu với con trong thời gian qua.
Đến lúc này đây, từng lời bố nói nghe sao như cứa vào lòng tôi. Sao tôi không nghĩ đến vậy. Bố đã vất vả lặn lội đi làm ăn nuôi tôi. Giằng xé, ân hận. Hai cảm giác đúng nhất lúc này. Đáng lẽ ra tôi nhận ra từ sớm hơn mới đúng. Tôi đã từng trách bố nhiều. Tôi đã từng cho rằng bố là người vô tâm. Tôi đã sai lầm lớn về những ý nghĩ ngu dốt trước kia. Sự xấu hổ, tôi chỉ biết ôm chặt bố. Những gì tôi thấy thì ra chỉ là bề ngoài của cuộc sống. Để có được hạnh phúc gia đình, bố tôi đã phải đánh đổi sự đoàn viên gia đình để đi làm ăn xa, trang trải cho mẹ con tôi. Sự nhận thức tôi cho là vừa kịp lúc với tôi. Người bố đã có lúc tôi ruồng bỏ, coi thường thực ra lại vô cùng cao cả. Có lẽ chính những sự hi sinh lặng thầm ấy đã càng làm cho tôi thêm trưởng thành hơn trong cách suy nghĩ. Giờ đây, đối với tôi bố là tất cả, bố là cảm hứng sống cho tôi. Phận làm con, bố mẹ chính là những người tuyệt vời nhất mà ta luôn phải ghi nhớ công ơn. Tôi đã rút ra được rất nhiều bài học từ câu chuyện ngày ấy. Một chất xúc tác đủ để đứa trẻ bắt đầu lớn như tôi trưởng thành!
Bố đã không hề dạy tôi phải làm người ra sao. Bố cũng không giáo huấn tôi phải sống và học tập như thế nào. Nhưng chính bố đã viết nên câu chuyện mà trong ấy có bao nhiêu bài học cao cả mang ý nghĩa giáo dục lớn với tôi. Trên con đường trưởng thành, tôi nhận ra rằng sự đánh đổi đúng đắn sẽ đem lại hạnh phúc to lớn với nhiều người. Sự nhìn nhận khách quan sẽ cho ta thấy vẻ đẹp đằng sau những điều giản đơn. Và trên hết, sự kính trọng bậc sinh thành là yếu tố quan trọng cho ta khôn lớn.
Sáng tác truyện ngắn có tác dụng giáo dục lớp 10- Bài làm 3
Ngày sắc màu của thế giới này bắt đầu tranh luận với nhau xem ai có gam màu đẹp nhất, quan trọng nhất, hữu dụng nhất và được yêu thích nhất. Xanh Lá cây nói: “Tôi quan trọng nhất. Tôi là dấu hiệu của sự sống và hy vọng. Tôi được chọn màu cho cỏ cây, hoa lá. Không có tôi, tát cả mọi loài trên thế gian này sẽ không thể tồn tại. Cứ hãy nhìn về cánh đồng kia, bạn sẽ thấy một màu xanh bạt ngàn của tôi”.
Xanh dương chen vào: “Bạn có nghĩ về trái đất. Vậy bạn hãy nghĩ về bầu trời và đại dương xem sao. Nước chính là nguồn sống cơ bản nhất, được tạo ra bởi những đám mây hình thành bởi những vùng biển rộng lớn này. Hơn nữa, bầu trời sẽ cho khoảng không rộng lớn, hòa bình và sự êm ả”.
Màu vàng cười lớn: “Ôi các bạn cứ quan trọng hóa. Tôi thì thực tế hơn, tôi đem lại tiếng cười, hạnh phúc và sự ấm áp cho thế giới này. Này nhé, mặt trời màu vàng, mặt trăng màu vàng và các vì sao cũng màu vàng. Mỗi khi bạn nhìn vào một đóa hướng dương, bạn sẽ cảm thấy cả thế giới này đang mỉm cười. Không có tôi cá thế giới này sẽ không có niềm vui”.
Màu cam lên tiêng: “Tôi là gam màu của sự mạnh khỏe và sức mạnh. Mặc dù lượng màu của tôi không nhiều bằng các bạn, nhưng tôi mới đáng giá nhất tôi là nhu cầu của sự sống. Tôi mang đến hầu hết các vitamin tôi quan trọng như cà rốt, cam, xoài, bí ngô, đu đủ… Tôi không ở bên ngoài nhiều nhưng khi bình minh hay hoàng hôn xuất hiện là màu sắc của tôi. Ở đây có bạn nào sánh kịp được với vẻ đẹp ấy không?” Màu đỏ không thể nhịn được cũng nhảy vào cuộc: “Tôi là máu, cuộc sống này là máu. Tôi là màu sắc của sự đe dọa nhưng cũng là biểu tượng của lòng dũng cảm. Tôi mang lửa đến cho con người. Tôi sẵn sàng chiến đấu vì mục đích cao cả. Không có tôi, trái đất này sẽ trống rỗng như mặt trăng. Tôi là sắc màu của tình yêu và dam mê, của hoa hồng đỏ, của hoa anh túc”. Màu tím bắt đầu vươn lên góp tiêng: “Tôi tượng trưng cho quyền lực và lòng trung thành. Vua chúa thường chọn tôi vì tôi là dấu hiệu của quyền năng và sự xuất chúng. Không ai dám chất vấn tôi. Họ chi nghe lệnh và thi hành!”.
Cuối cùng, màu chàm lên tiếng, không ổn ào nhưng đầy quyết đoán: “Hãy nghĩ đến tôi. Tôi là sắc màu im lặng và hầu như không ai chú ý đến tôi. Nhưng nếu không có tôi thì các bạn cũng chi là vẻ đẹp bên ngoài. Tôi tượng trưng cho suy nghĩ và sự tương phản, bình minh và đáy sâu của biển cả. Các bạn phải cần đến tôi để cân bằng cho bề ngoài của các bạn. Tôi chính là vẻ đẹp bên trong”. Cứ thế các sắc màu cứ tiếp tục tranh luận, thuyết phục màu khác vẽ sự trội hơn của mình. Bỗng một ánh chớp sáng lóe trên nền trời, âm thanh dữ dội của sâm sét và mưa bắt đầu nặng hạt. Các sắc màu sợ hãi đứng nép sát vào nhau để tim sự ấm áp. Mưa nghiêm nghị nói: “Các bạn thật là ngớ ngẩn khi chi cố gắng vật lộn với chính các bạn. Các bạn không biết các bạn được tạo ra từ một mục đích thật đặc biệt, đồng nhất nhưng cũng khác nhau?
Các bạn là những màu sắc thật tuyệt vời. Thế giới này sẽ trở nên nhàm chán nếu thiếu một trong các bạn. Nào, bây giờ hãy nắm lây tay nhau và bước nhanh đến tôi”. Các màu sắc cùng nắm lấy tay nhau và tạo thành những màu sắc đa dạng. Mưa tiếp tục: “Và từ bây giờ, mồi khi trời mưa tất cá các bạn sẽ vươn ra bầu trời bằng chính màu sắc của mình và phải hợp lại thành vòng đế nhắc nhờ rằng các bạn phải luôn sống trong hòa thuận, và ta gọi đó lá cầu vồng. Cầu vồng tượng trung cho niềm hy vọng của ngày mai”.
Cứ như thế mỗi khi trời mưa, để gột rửa thế giới này, trên nền trời sẽ ánh lẻn những sắc cầu vồng làm đẹp thêm cho cuộc sống, đê nhắc nhở chúng ta phải luôn luôn tôn trọng lẫn nhau.
Sáng tác truyện ngắn có tác dụng giáo dục lớp 10
Sáng tác truyện ngắn có tác dụng giáo dục lớp 10- Bài làm 4
Một cậu bé có tính rất xấu là hay nổi nóng. Một hôm, cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh rồi nói với cậu: “Mỗi khi con nổi nóng với ai đó thì hãy chạy ra sau nhà và đóng một cái đinh lên hàng rào gỗ”.
Ngày đầu tiên cậu bé đã đóng tất cả 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần, cậu bé đã tập kiềm chế dần cơn giận của mình và số lượng đinh cậu đóng lên hàng rào ngày một ít đi. Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình dễ hơn là phải đóng một cây đinh lên hàng rào.
Đến một ngày, cậu đã không nổi giận một lần nào trong suốt cả ngày. Cậu bé thưa với cha và ông bảo: “Tốt lắm, bây giờ nếu sau mỗi ngày mà con không hề giận ai dù chỉ một lần, con hãy nhổ cây đinh ra khỏi hàng rào”.
Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé vui mừng hãnh diện báo với cha rằng đã không còn một cây đinh nào trên hàng rào nữa. Cha cậu liền đến bên hàng rào. Ở đó, ông nhỏ nhẹ nói với cậu: “Con đã làm rất tốt, nhưng con hãy nhìn những lỗ đinh con để lại trên hàng rào. Hàng rào đã không giống như xưa nữa rồi. Nếu như con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói ấy cũng như những lỗ đinh này, chúng để lại những vết thương khó lành trong lòng người khác. Cho dù sau đó con có xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó vẫn còn lại mãi. Con hãy luôn nhớ: “Vết thương tinh thần còn đau đớn hơn cả những vết thương thể xác. Những người xung quanh ta, bạn bè ta là những viên đá quý. Họ giúp con cười và giúp con mọi chuyện. Họ nghe con than thở khi con gặp khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở trái tim mình ra cho con. Hãy nhớ lấy lời cha…”.
Sáng tác truyện ngắn có tác dụng giáo dục lớp 10- Bài làm 5
Một ngày mới lại bắt đầu, nghĩ đến 5 tiết dạy buối sáng ở trường dạy nghề là tôi lại cảm thấy mệt mỏi. Không hiểu nguyên nhân gì mà mấy ngày gần đây tôi không còn hứng thứ với công việc giảng dạy của mình nữa. Dường như thời gian đã làm giảm lòng nhiệt tình của một thầy giáo vốn được coi là yêu nghề như tôi.
Mở máy di động của mình ra, có một tin nhắn rất lạ: “Chào thầy giáo, tôi có một việc muốn gặp thầy, nếu có thời gian rỗi xin thầy nhắn lại cho tôi theo số điện thoại này. Cảm ơn thầy! Mary”. Cố lục trong trí nhớ người có tên Mary nhưng không ra. “Có thể là một khách hàng muốn sửa e” Tôi nghĩ Vì ngoài thời gian giảng một khách hàng muốn sửa xe” – Tôi nghĩ. Vì ngoài thời gian giảng dạy, tôi còn nhận sửa xe cho khách hàng.
Trong khoảng thời gian rỗi ngồi ở văn phòng nhà trường trước khi vào lớp, tôi gọi điện lại cho người có tên Mary:
– Xin lỗi, đây có phải số máy của chị Mary không?
– Vâng, chính tôi đây.
– Chào chị, tôi là Mark, giáo viên ở trường dạy nghề sửa chữa ôtô, tôi nhận được tin nhắn của chị. Chắc chiếc xe của chị có vấn đề và cần tôi sửa?
– Ồ, xin chào thầy giáo, rất vui là thầy đã gọi điện lại cho tôi. Thầy có thể dành cho tôi vài phút được không? Khi nghe câu chuyện tôi kể, chắc chắn thầy sẽ rất vui. – Người phụ nữ đầu dây bên kia hào hứng.
– Có gì quan trọng thì chị cứ nói, nhưng tôi còn rất ít thời gian vì sắp phải vào lớp. – Tôi miễn cưỡng đáp khi nhìn đồng hồ thì chỉ còn vài phút nữa là phải vào lớp.
– Vâng, tôi sẽ nói ngắn gọn thôi. Tôi là Mary, y tá của một bệnh viện trong thành phố. Tối qua, trên đường về nhà, xe của tôi tự dưng bị hỏng giữa đường. Lúc đó đêm đã khuya, chỉ có một mình nên tôi rất lo lắng và không biết nên làm thế nào.
– Vậy tôi có thể giúp gì được?
– Dạ, thầy có thể nghe hết lời tôi nói không? Chỉ một chút thôi…
– Vâng, chị cứ tiếp tục đi. – Tôi lại nhìn đồng hồ và khó chịu.
– Đúng lúc tôi đang bối rối thì đằng sau tự dưng có hai thanh niên
lái xe tới. Họ xuống xe và hỏi tôi chiếc xe bị làm sao, lúc đó tôi vô
cùng sợ hãi. Thầy biết không, hai chàng trai trẻ đó đã lụi hụi sửa
xe cho tôi và thật không ngờ, chiếc xe lại chạy được”.
– Vậy, bây giờ chiếc xe của chị ra sao? Có cần phải sửa chữa gì không? Chị nên đi kiểm tra một lần nữa xem sao.
– Không, nó vẫn chạy tốt. Chả là, khi hai thanh niên đó sửa xe cho tôi xong, tôi gửi tiền công nhưng họ không lấy. Tôi hỏi tên, họ cũng không trả lời, họ chỉ nói với tôi họ là học trò cũ của thầy. Do đó tôi muốn cảm ơn thầy!
– Gì cơ? Học sinh cũ của tôi à? Chị không biết họ tên của họ à?
– Thật đáng tiếc, họ không nói. Họ chỉ đưa cho tôi tên và số điện thoại của thầy. Tôi chỉ muốn nói với thầy một câu: Cảm ơn thầy đã dạy dỗ được những học sinh tốt như vậy!
Trong mấy chục năm đứng trên bục giảng, không nhớ có bao nhiêu khoá học sinh tôi đã trực tiếp giảng dạy. Không chỉ dạy học sinh những kiến thức cơ bản về sửa chữa ôtô, tôi còn kể cho họ nghe những câu chuyện hay về đạo làm người. Nhưng không ngờ những học sinh đó vẫn còn nhớ những câu chuyện của tôi.
– Thầy giáo Mark, thầy còn nghe tôi nói không? Tôi chỉ muốn gặp thầy để nói lời cảm ơn.
– Không, chị Mary. Người nói lời cảm ơn phải là tôi.
Trên quãng đường lên lớp để tiếp tục công việc của mình, tôi dường như cảm thấy mình đã trở thành một con người hoàn toàn khác. Lần đầu tiên trong suốt mấy chục năm làm giáo viên tôi mới ý thức được rằng công việc của mình thật cao quý và ý nghĩa. Và đối với một giáo viên như tôi, phần thưởng này tuy đến muộn nhưng lại là phần thưởng lớn nhất trong cuộc đời.
Sáng tác truyện ngắn có tác dụng giáo dục
Sáng tác truyện ngắn có tác dụng giáo dục lớp 10- Bài làm 6
“Khao khát là khởi đầu của mọi thành công. Ước mơ là khởi đầu hành trình vượt ra khỏi những khuôn khổ”
– Napoleon HillTrong khu vườn nọ, có một bông hoa Violet xinh xắn, luôn tỏa ngát hương thơm. Nàng sống hạnh phúc cùng với những người bạn láng giềng.
Một ngày nọ, ngắm nhìn chị Hoa Hồng kiêu sa với sắc đẹp rực rỡ làm sáng cả khu vườn, nàng Violet chợt thấy mình thật nhỏ bé.
Nàng than thở: ” So với chị Hoa Hồng may mắn kia, mình chẳng là gì cả. Giá như mình đuợc làm Hoa Hồng một lần trong đời nhỉ, một lần thôi để không phải nằm sát mặt đất thế này, mình cũng mãn nguyện lắm rồi”.
Có một bà tiên tình cờ biết được sự tình bèn hỏi bông hoa bé nhỏ:
– Chuyện gì xãy ra với con vậy ?
Nàng Violet cất giọng tha thiết:
– Con biết Bà luôn nhân từ và đầy lòng yêu thương. Con cầu xin
Bà hãy biến con thành Hoa Hồng !
Bà tiên chăm chú nhìn bông hoa :
– Con có bóêt mình đang đòi hỏi điều gì không ? Một ngày nào đó con sẽ hối hận đấy. Nhưng Violet vẫn một mực nài nĩ. Động lòng trước khát khao của nàng, cuối cùng bà tiên đồng ý. Bà chạm ngón tay thần kỳ của mình vào thân Violet, và ngay lập tức Violet biến thành một cây hoa hồng xinh tươi, kiêu hãnh vươn cao với những bông hoa đỏ rực trên cành.
Một hôm, Giông Bão đi qua khu vườn, giật gãy các nhánh cây,làm bật gốc cả những cây cao to. Cả khu vườn bị vùi dập tơi tả trong gió bão, trừ những lòai hoa nhỏ bé nằm sát mặt đất như Violet. Bão tan. Bầu trời lại trong xanh. Các nàng Violet vẫy cành hoa tím, vui đùa bên nhau. Một nàng nhìn Hoa Hồng – là Violet ngày nào – thương xót:
– Các bạn nhìn kìa, cô ấy đang phải trả giá cho mong muốn nhất thời của mình đấy! Nàng Hoa Hồng nằm quật dưới đất, thân hình gãy nát, hoa lá tả tơi, cố gắng dùng chút hơi thở cuối cùng thều thào :
-Tôi chưa bao giờ biết sợ Giông Bão. Khi còn là một cành Violet bé nhỏ, đã có những lúc tôi cảm thấy thoãi mái và hài lòng với mình.
Nhưng khi cứ mãi như vậy tôi chợt thấy mình nhỏ bé, nhàm chán và nhạt nhẽo. Tôi không muốn sống một cuộc đời mà quanh năm chỉ biết bám mình vào đất với vẻ sợ sệt, yếu đuối, và khi mùa đông đến sẽ vùi lấp dưới lớp tuyết trắng xóa. Hôm nay, tuy sắp phải từ giã các bạn nhưng tôi rất vui sướng và mãn nguyện vì đã biết thế nào là thế giới muôn màu trên cao. Tôi đã sống như một Hoa Hồng đích thực, đãn ngẫng cao nhìn ánh Mặt Trời, nghe đuợc lời thì thầm của chị gió và vui đùa với các chị Sương Mai. Tôi có thể chạm vào nếp áo của Thần Ánh Sáng bằng cánh hồng thơm ngát. Tôi sẽ chết nhưng tôi đã được đi đến tận cùng của khát vọng sống. Tôi đã thực hiện đuợc ứơc mơ của mình. Đó là điều ý nghĩa nhất trong cuộc đời tôi. Nói xong, nàng từ từ khép những cánh hồng héo úa lại và trút hơi thở cuối cùng với nụ cười mãn nguyện trên môi.
Hi vọng với những bài viết trên cũng đã gợi ý cho các em các câu chuyện đặc sắc và ý nghĩa để các em tham khảo. Chúc các em học thật tốt!
Minh Nguyệt